Home » Khám Phá, Khoa học, Tiêu Điểm » 5 loài tưởng chừng tuyệt chủng có thể vẫn tồn tại

Số 1: Thylacine

Thylacine là một loài thú nửa hổ nửa chó, chúng được cho là đã tuyệt chủng vào năm 1936. Chúng còn được biết đến với cái tên là Hổ Tasmanian, hay thú có túi đầu chó trong tiếng Hy Lạp. Cuối năm 2013, một nhóm các nhà tự nhiên học người Anh đã thám hiểm vùng hoang dã của Tasmania, nơi hầu như không có người ở. Mặc dù không chụp được bất cứ hình ảnh nào bằng các camera của mình, các nhà nghiên cứu tin rằng vẫn còn một số cá thể sống sót. Họ dựa trên những nguồn đáng tin cậy và thu thập một số mẫu được cho là phân của Thylacine để phân tích DNA.

Số 2 : Bồ câu viễn khách

Chim bồ câu viễn khách từng là loài chim có số lượng đông đảo nhất hành tinh vào thế kỷ 19, nhưng chúng đã bị tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20 do bị săn bắn và mất môi trường sống. Bồ câu viễn khách là một trong những loài động vật có thể được hồi sinh bằng cách nhân bản vô tính. Tổ chức Long Now Foundation đang hỗ trợ tài chính cho một dự án nhằm làm hồi sinh loài chim bồ câu viễn khách. Bất cứ khi nào người ta muốn làm hồi sinh một động vật, tôi lại liên tưởng tới phần đầu của những bộ phim zombie. Điều gì tệ hơn bị bồ câu bậy lên đầu? Bồ câu zombie bậy lên đầu! Có khả năng là một vài cá thể chim bồ câu viễn khách vẫn còn tồn tại, theo như báo cáo của một số nhà theo dõi chim. Tuy nhiên, vì chưa có báo cáo nào được chứng thực, giới khoa học thống nhất rằng chúng đã bị tuyệt chủng.

Số 3: Sói Honshu

Loài chó sói Nhật, từng chiếm lĩnh các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu ở Nhật Bản, là loài sói nhỏ nhất trên thế giới được biết đến. Số lượng của chúng bắt đầu giảm vào năm 1732 khi bệnh dại bùng phát lần đầu tiên ở Kyushu và Shikoku. Mặc dù bị tuyên bố là đã tuyệt chủng vào năm 1905, một bức ảnh cho thấy một cá thể còn sống sót vào năm 1910. Có khả năng sói Honshu vẫn còn tồn tại, căn cứ theo nhiều lời khai nhân chứng, hình ảnh và các báo cáo về xác của loài động vật này.

Số 4 : Khủng long Mokele-mbembe.

Có nghĩa là con vật có thể chắn cả một dòng sông. Loài sinh vật huyền thoại này được cho là từng sống sâu trong vùng lưu vực sông Congo của Trung Phi. William Gibbons, nhà thám hiểm, tiến sĩ nhân chủng học tại trường Warnborough thuộc Đại học Oxford, đã thực hiện những cuộc thám hiểm vào sâu lưu vực sông Congo. Gibbons đã gặp Pastor Eugene P. Thomas, người đã kể với ông về bộ lạc Pygmy, một bộ lạc bản địa định cư gần hồ Tele. Họ đã giết chết một con Mokele-Mbembe vào năm 1959. Ông này cho biết, thổ dân kể lại rằng, họ đã bắt gặp một đàn Mokele-Mbembe. Họ đã giết được một con trong đó, và phải mất mấy ngày để xẻ thịt. 40% các rừng rậm nhiệt đới trên thế giới chưa từng được con người khám phá! Liệu loài này có còn đang tồn tại không? Có thể lắm chứ.

Số 5: Voi ma mút khổng lồ. 

Chúng từng sống cùng thời với con người cổ đại khoảng 200,000 năm trước ở lục địa Á Âu và Bắc Mỹ. Do bị săn bắn và do khí hậu thay đổi, cá thể cuối cùng được biết đến đã chết tại Siberia gần 10,000 năm trước. Tuy nhiên, các quần thể voi ma mút sống tách biệt trên đảo Wrangel ở Biển Bắc cho đến tận 4,000 năm trước. Điều này dẫn đến khả năng tồn tại một số các thể ở vùng hoang dã hẻo lánh thuộc Siberia, nơi con người chưa thể khám phá.

Theo NTD Tiếng Việt


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc