Home » Khám Phá, Khoa học » Những “quái vật” tiền sử cai trị thế giới cổ đại
Vài trăm triệu năm trước, những động vật tiền sử này cai trị thế giới bằng thân hình khổng lồ và những bộ hàm sắc nhọn…
Ít ai biết rằng, vài trăm triệu năm về trước, khi Trái đất vẫn còn đang trong tình trạng hỗn độn đã tồn tại những con vật khổng lồ và hung dữ. Chúng được coi là “bá chủ” của thế giới động vật tiền sử.
Cùng điểm lại những “ông trùm” thực sự của thế giới tiền sử, cai trị thế giới bằng thân hình khổng lồ và những bộ hàm sắc nhọn.

1. Cá dữ tợn Dunkleosteus

Những
Dunkleosteus thuộc lớp Placodermi – nhóm cá dữ tợn thống trị hệ sinh thái biển vào kỷ Devon. Chúng tồn tại cách đây khoảng khoảng 360 – 415 triệu năm trước.
Những
Sức cắn mạnh mẽ của Dunkleosteus cho phép con vật ăn được các sinh vật lớn mạnh khác vào thời đó như cá mập và động vật chân đốt. Các nhà khoa học cho biết, một trong những mẫu vật tìm thấy cho biết, Dunkleosteus có chiều dài 10m, nặng 4 tấn và có hàm răng rất sắc nhọn.
Những
Theo các nhà khoa học thuộc ĐH Chicago, cùng với hàm răng sắc nhọn, loài Dunkleosteus có vết cắn mạnh đến nỗi có thể xé xác cá mập ra làm đôi chỉ bằng một lần cắn.

 

2. Chim khủng bố Phorusrhacidae

Những
Phorusrhacidae hay còn được gọi “chim khủng bố” là một loài chim không bay được, được coi là động vật ăn thịt lớn nhất ở Nam Mỹ tồn tại từ khoảng 62 triệu – 2 triệu năm trước đây.
Những
Qua nghiên cứu hóa thạch, các nhà khảo cổ cho biết, Phorusrhacidae cao khoảng 3m, mỏ quặp như chim đại bàng với đầu to bằng đầu ngựa. Chúng sử dụng chiếc mỏ khổng lồ để quắp lấy con mồi hoặc tấn công chính xác vào bộ phận trọng yếu của con mồi, khiến cho đối phương nhanh chóng bị tóm gọn.
3. Vượn người Gigantopithecus
Gigantopithecus là một chi vượn người tồn tại từ 5 triệu năm – 100.000 năm trước đây, ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Các hóa thạch còn lại cho thấy Gigantopithecus là một trong những vượn người lớn nhất trong lịch sử.
Những Những

Dựa vào hóa thạch tìm được ở Trung Quốc, các nhà khảo cổ cho rằng, Gigantopithecus cao khoảng 3m, nặng 300 – 540kg, nặng hơn loài Gorilla hiện đại gấp 2-3 lần. Chúng đi bằng bốn chân và ăn cỏ, chủ yếu ăn tre, trái cây theo mùa.
Những
Tuy nhiên, các lý thuyết gần đây cho rằng, Gigantopithecus có thể thay đổi chế độ ăn tùy môi trường sống. Dù chưa chắc chắn lý do mà loài Gigantopithecus lại tuyệt chủng nhưng giới khoa học phỏng đoán, nguyên nhân khiến chúng biến mất chính bởi sự thay đổi khí hậu và môi trường sống.
4. Gấu mặt ngắn khổng lồ
Gấu mặt ngắn khổng lồ hay gấu Arctodus là loài gấu đặc hữu đã tuyệt chủng trong khoảng thời gian Thế Pleistocene, kỷ Băng hà có niên đại cách đây 3 triệu – 11.000 năm trước đây.
Những
Đây là loài động vật có vú trên cạn ăn thịt lớn nhất trên Trái đất từng được biết đến, tuyệt chủng khoảng 12.000 năm trước đây. Chúng sống ở đại lục Bắc Mỹ, có chiếc đầu giống với gấu xám Bắc Mỹ ngày nay nhưng to lớn hơn bất kỳ loài gấu nào khác.
Hóa thạch của chúng lần đầu tiên được phát hiện tại hang Creek Potter, bang California. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học xác định loài gấu mặt ngắn khổng lồ này có trọng lượng khoảng 900kg, cao 4,6m khi đứng bằng hai chân.
Những
Các chi của loài gấu này khá mảnh dẻ, dài khiến chúng có thể di chuyển với tốc độ 50 – 70km/h, săn được những loài động vật nhanh nhẹn khác như ngựa thảo nguyên, linh duơng Saiga giống như một con báo châu Phi.
Tuy nhiên cấu tạo xuơng cùng với việc cơ thể khổng lồ khiến chúng không thể giết chết con mồi một cách nhanh chóng – một điều cần thiết của những loài động vật ăn thịt.
5. Thằn lằn khổng lồ Megalania
Loài thằn lằn khổng lồ Megalania là một loài thằn lằn tiền sử, to hơn rồng Komodo của Indonesia nhiều lần. Chúng thường lang thang ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Australia, “khủng bố” các loài động vật bản địa.
Những
Tỷ lệ chính xác của sinh vật này vẫn là đề tài mà các nhà khoa học đem ra tranh luận. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, chiều dài của Megalania là khoảng 7m, nặng khoảng 600 – 620kg. Kích thước này đã khiến nó trở thành loài thằn lằn trên cạn lớn nhất Trái đất từng được biết đến đã tồn tại.
Những
Chế độ ăn uống của nó bao gồm các loài thú có túi, như con chuột túi khổng lồ và gấu túi. Một lượng lớn độc tố sẽ được tiết ra từ miệng của Megalania này khi chúng cắn con mồi. Điều này trở thành một trợ thủ đắc lực cho chúng khi săn những con mồi lớn.
6. Đại bàng Haast
Đại bàng Haast từng là chúa tể của vùng đất New Zealand. Sải cánh của loài vật này dài khoảng 3m, song với trọng lượng trung bình tới 12kg, chúng nặng hơn mọi loài đại bàng từng sống trên Trái đất.
Những
Đại bàng Haast có khả năng hạ gục Moa – một loài chim chỉ biết chạy và cao gấp đôi người trưởng thành (nay đã tuyệt chủng). Theo các nhà khoa học, những sát thủ này thường nấp trên tán cây cao rồi lao xuống con mồi với tốc độ cực lớn, khoảng 80km/h khiến mục tiêu hầu như không có cơ hội thoát thân.
Loài chim này bị tuyệt chủng khoảng 1.400 năm trước khi nguồn thực phẩm lớn của nó là loài chim Moa bị tuyệt chủng.
theo man anh san khau
Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc