Home » Cổ truyền, Văn hóa » Cuộc khởi nghĩa thể hiện ý chí người Việt trong đêm dài bắc thuộc

Trong thời kỳ đêm dài bắc thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, dù chỉ giành được độc lập trong thời gian ngắn ngủi nhưng lại là nguồn cổ vũ to lớn cho các cuộc khởi nghĩa sau này.

Năm 571 Lý Phật Tử phụ lời thề, âm mưu dấy binh diệt được Triệu Vệt Vương rồi lên ngôi Vua. Tuy nhiên Lý Phật Tử không ban hành được một chính sách nào nhằm trị quốc an dân. Dù ở ngôi Vua đến 30 năm, nhưng không hề có được sự chuẩn bị nào nhằm giữ nước chống ngoại bang.

Năm 602 nhà Tùy cử danh tướng Lưu Phương đưa quân tiến đánh Vạn Xuân, Lý Phật Tử không thể chống nổi nên nhanh chóng thất bại và đầu hàng, Giaang Sơn lại rơi vào thời kỳ bắc thuộc.

Vào thời nhà Đường, năm 679 đã đổi tên Giao Châu thành An Nam, do Triều đình phương bắc ở xa không thể kiểm soát được, nên đám quan lại đô hộ ở An Nam đã ra sức bóc lột và vơ vét dân chúng. Đầu tiên là Khâu Hoà, sau đó là đến Lưu Diên Hựu, đều tham lam bắt dân chúng phải đóng thêm các khoản tô thuế ngoài khoản tô thuế của nhà Đường để cho vào kho riêng của mình.

Bấy giờ nhà Đường có quy định những người già đóng thuế nửa suất tô, nhưng viên quan đô hộ là Lưu Diên Hộ lại bắt đóng một suất tô, phần tố thuế phải đóng thêm này sẽ nằm trong kho phủ riêng của Lưu Diên Hựu, hành động này khiến dân An Nam rất căm phẫn.

Mâu thuẫn giữa dân Việt và đám quan lại nhà Đường ngày càng cao, chỉ cần có người đứng ra khởi nghĩa là dân chúng đi theo.

Lý Tự Tiên bí mật tổ chức cuộc nổi dậy trong dân chúng, tuy nhiên việc bị bại lộ, Lưu Diên Hự đưa quân đến vây bắt và giết được Lý Tự Tiên.

Lưu Diên Hựu tưởng rằng đã đàn áp được cuộc nổi dậy, bắt và giết được người chủ mưu. Tuy nhiên một hào trưởng cũng là thuộc hạ của Lý Tự Tiên là Đinh Kiến cùng với Tư Thận tập hợp dân chúng nổi dậy bao vây phủ đô hộ là thành Tống Bình (sau đổi tên là thành Thăng Long).

Quân nhà Đường bị chia cắt làm hai, chủ tướng Lưu Diên Hựu bị vây chặt trong thành, quân ở ngoài thành không liên lạc được với chủ tướng. Lưu Diên Hựu phải cho quân đóng chặt cửa thành cố giữ rồi cho người xin cứu viện.

Khởi nghĩa

Thành Tống Bình. Minh họa từ báo Bình Phước Online

Trong “Tân Đường thư” có ghi rằng quân thường trực của An Nam Đô hộ phủ là 4.200 người và 300 con ngựa, so với quân kởi nghĩa của An Nam thì vẫn lớn hơn nhiều. Điều này cho thấy tài dùng binh của Đinh Kiến khiến quân nhà Đường b chia cắt không lên lạc được với nhau, dù quân đông hơn nhưng chỉ có thể thủ thành và xin cứu viện.

Quan trấn giữ Quảng Châu là Phùng Tử Du nhận được lời cầu cứu, nhưng vốn không ưa gì Lưu Diên Hựu nên cũng không đưa quân đến ứng cứu.

Lưu Diên Hựu bị vây chặt trong thành Tống Bình, sức cạn dần, cuối cùng nghĩa quân Đinh Kiến cũng tràn được vào trong thành, bắt và giết được Lưu Diên Hựu. Toàn bộ chính quyền An Nam đô hộ phủ bị tan rã, Đinh Kiến xây dựng chính quyền mới do mình đứng đầu, sau thời gian dài bị đô hộ, người Việt lại giành được quyền làm chủ.

Tin thất bại ở An Nam bay về , nhà Đườn liền chuẩn bị đội quân do Tào Huyền Tĩnh chỉ huy tiến sang. Bấy giờ đội quân của Đinh Kiến còn mới và chưa có kinh nghiệm trận mạc nhiều, vũ khí lại thiếu thốn. Dù đã chiến đấu ngoan cường nhưng không sao ngăn được đội quân chính quy của nhà Đường, Đinh Kiến bị sát hại, nhà Đường lại thiết lập ách đô hộ như trước.

Dù chỉ giành quyền tự chủ trong thời gian ngắn ngủi, nhưng cuộc khởi nghĩa của Đinh Kiến trở thành một phần của lịch sử, là ngồn cổ vũ to lớn cho các cuộc khởi nghĩa sau này đánh bại ách đô hộ của phương bắc, giành được độc lập cho dân tộc./.

Trần Hưng

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc