Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Bắt giữ phe cánh Tăng Khánh Hồng là mấu chốt giải quyết vấn đề tại Hồng Kông

Ai giật dây phong trào biểu tình ở Hồng Kông?

Phong trào biểu tình Hồng Kông là cuộc vận động chính nghĩa, là biểu hiện nhìn thấy được của lòng dân đối với ĐCS Trung Quốc, sự chán ghét, nỗi sợ hãi và mong muốn thoát ly. Tuy nhiên, điều đó cũng nằm trong toan tính đảo chính của thế lực Tăng Khánh Hồng tại Hồng Kông, mục đích là trải thảm cho mưu đồ hạ bệ Tập Cận Bình. Mưu đồ này về cơ bản đã hoàn thành.

Tập Cận Bình

Tập Cận Bình từ sau thỏa hiệp với phe phái chính trị của Giang vào năm 2017 dần dần đi theo vết xe đổ của Hồ Cẩm Đào khi “chính lệnh không ra khỏi Trung Nam Hải”. (Ảnh: TH)

Trên thực tế, Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau khi đề xuất luật dẫn độ, đã tiếp tục “thêm dầu vào lửa” trong các cuộc họp báo với phóng viên. Chính điều này đã dẫn dụ, kích động thậm chí là bức bách người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình.

Với tư cách là quan chức tham gia điều hành Hồng Kông qua nhiều thập niên, bà Lâm thừa biết người Hồng Kông mong muốn điều gì và chán ghét điều gì. Tuy nhiên, thay vì gìn giữ và bảo vệ Hồng Kông, bà đã tìm mọi cách để thúc đẩy phong trào biểu tình, bao gồm cả việc sử dụng cảnh sát chống bạo động.

Nếu không có sự xuất hiện và can thiệp của lực lượng chống bạo động thì các cuộc biểu tình có thể đã không gia tăng mạnh mẽ như hôm nay. Cho đến hiện tại, sự tàn nhẫn và hung bạo của cảnh sát ‘xã hội đen’ Hồng Kông đã khiến phong trào biểu tình xuất hiện những hành động mang tính khủng bố.

Điều gì đã khiến Lâm Trịnh Nguyệt Nga đi những nước cờ nguy hiểm này? Ai đứng đằng sau điều khiển chính phủ Hồng Kông đương thời?

Hồng Kông từ trước đến nay vẫn là khu vực quản chế của phe nhóm Tăng Khánh Hồng. Từ Giám đốc Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao Trương Hiểu Minh, đến nguyên Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh và Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, tất cả đều là tay chân của Tăng Khánh Hồng.

Trong khi đó, Tăng Khánh Hồng lại là cánh tay đắc lực của Giang Trạch Dân, người đang chiến đấu một mất một còn với Tập Cận Bình. Câu trả lời dường như đã quá rõ.

Nhân vật bí ẩn trải thảm cho kế hoạch chính biến

Để hỗ trợ Tăng Khánh Hồng trong kế hoạch chính biến, một nhân vật không thể bỏ qua chính là Vương Hộ Ninh, nhân vật mấu chốt trong việc trải thảm dư luận cho cuộc chính biến.

Vương Hộ Ninh, từ trước nay đều một mực trung thành với Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, chưa hề đổi chủ. Nhiều người gọi Vương Hộ Ninh là “quốc sư 3 đời”, thực chất đây chỉ là một cách gọi để “tô son điểm phấn”.

Có người cho rằng Vương Hộ Ninh là người của Tập Cận Bình, nhưng sự thật là họ đang giúp họ Vương che giấu thân phận. Vào thời Hồ Cẩm Đào, Vương Hộ Ninh chẳng qua chỉ là thay Giang Trạch Dân giám sát ông Hồ.

Hiện tại Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng tuy đã lui về hậu trường nhưng thế lực không nhỏ, thủ đoạn lại khôn lường. Vậy thì liệu một người “biết thời thế” như Vương Hộ Ninh có toàn tâm toàn ý gia nhập hàng ngũ kẻ thù chính trị của phe Giang là Tập Cận Bình?

Là người kế thừa Lưu Vân Sơn thuộc phe Giang, Vương Hộ Ninh trong hai năm tiếp quản hoạt động tuyên truyền đã dùng đủ loại thủ pháp để định hướng cách nhìn của dư luận đối với Tập Cận Bình. Vương Hộ Ninh dựa theo dư luận mà bôi đen, tô đỏ, khi nâng lúc hạ, từ đó khống chế điều khiển tâm lý muốn duy trì quyền lực của Tập Cận Bình.

Ông ta ra sức bày kế sách mà lừa dối, thổi phồng dư luận nhằm tuyên dương công lao của Tập Cận Bình trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, tiếp đó trong vòng 2 năm ngắn ngủi, sẽ đem toàn bộ thành tựu “xóa bỏ hủ bại” của Tập Cận Bình chốc lát biến thành không. Như vậy, Vương Hộ Ninh đã thay Tăng Khánh Hồng hoàn thành bước đi tối quan trọng trong kế hoạch chính biến là lèo lái dư luận.

Kết quả là khi Tập Cận Bình đã đánh mất lòng dân và bị coi là kẻ đi ngược xu thế, thì việc “hoàng đế Tập” rớt đài sẽ trở thành việc chẳng có gì là tồi tệ.

Vương Hộ Ninh

Vương Hỗ Ninh dựa theo dư luận mà bôi đen, tô đỏ, khi nâng lúc hạ, từ đó khống chế điều khiển tâm lý muốn duy trì quyền lực của Tập Cận Bình. (Ảnh: Sohu)

Từ “đả hổ diệt ruồi” đến thỏa hiệp với Hổ, địa vị Tập Cận Bình bắt đầu lung lay

Tập Cận Bình từ sau khi “lên ngôi”, đã giương cao lá cờ chiến dịch “đả hổ diệt ruồi“, bài trừ tham nhũng, từ đó triệt hạ vây cánh của Giang Trạch Dân, không ngừng củng cố quyền lực cũng như triệt tiêu âm mưu lật đổ của phe Giang. Năm 2016, ĐCS Trung Quốc lần đầu tiên ra nghị quyết gọi Tổng Bí thư Tập Cận Bình là “lãnh đạo hạt nhân” – một danh hiệu quyền lực từng trao cho Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân trước đây.

Tuy nhiên “đả hổ diệt ruồi” tức chống lại Đảng, bởi tham nhũng đều là tay chân đảng viên của Giang Trạch Dân. Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” nếu tiếp tục sẽ khiến Đảng lung lay. Trước tình thế đó Tập Cận Bình quyết định bảo vệ Đảng bằng cách bắt tay với Hổ mà ngưng chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”

(Xem bài: Tập Cận Bình: Từ “đả Hổ” đến bắt tay với Hổ)

Tuy nhiên, từ sau thỏa hiệp với phe phái chính trị của Giang vào năm 2017, Tập Cận Bình dần dần đi theo vết xe đổ của Hồ Cẩm Đào khi “chính lệnh không ra khỏi Trung Nam Hải”.

Thỏa thuận được đưa ra là phe Giang sẽ ủng hộ địa vị lãnh đạo hạt nhân của Tập và đưa tư tưởng của Tập vào Điều lệ ĐCS Trung Quốc. Đổi lại, ông Tập sẽ không được động tới Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, đồng thời cũng không tiến hành điều tra đối với Giả Đình An – Phó Chủ nhiệm Bộ Chính trị Quân uỷ Trung ương ĐCS Trung Quốc, Tổng thư ký của Giang Trạch Dân.

Từ sau thỏa thuận này, uy quyền của Tập Cận Bình bắt đầu lung lay. Hiện tại, có người cho rằng quyền lực của Tập Cận Bình đang mất dần về tay Vương Hộ Ninh, tổng quản các vấn đề nội bộ ĐCS Trung Quốc.

Tăng Khánh Hồng khuấy động ở Hồng Kông, Vương Hộ Ninh gây rối ở hậu trường. Chính lệnh của Tập Cận Bình không ra khỏi Trung Nam Hải nên sự vụ Hồng Kông rối ren như hiện tại, và đàm phán thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có lối thoát.

Đương nhiên, vốn là tử địch thì loại thỏa hiệp như thế cũng không đáng tin cậy, bất quá đôi bên đang dùng kế hoãn binh, giả bộ tin tưởng nhưng cũng là để rèn binh mài kiếm, lúc cần thì vẫn sẵn sàng một mất một còn.

Nhân dịp đại lễ quốc khánh, Tập Cận Bình cho tổ chức đại lễ duyệt binh với chủ đề “Kiên định giữ gìn Tập hạch tâm”, trong bài phát biểu chỉ nhắc duy nhất đến cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông, và rất ít đề cập đến các vị lãnh đạo khác.

Trước đó, Tập Cận Bình cũng đã đến bái vọng lăng mộ Mao Trạch Đông, điều mà từ trước nay ông chưa hề làm. Giới phân tích cho rằng, Tập Cận Bình đang gửi đi thông điệp củng cố vị trí “lãnh đạo duy nhất” của mình. Tuy nhiên, điều này càng chứng tỏ vị thế của ông đã có ảnh hưởng không nhỏ.

Đối với Tập Cận Bình, việc điều tra âm mưu chính biến của Giang Trạch Dân là không khó, nhưng để giải quyết triệt để cần phải bứt phá. Việc ĐCS Trung Quốc thu hoạch nội tạng sống đã khiến tội ác của Giang, Tăng gắn liền với vận mệnh tội ác của ĐCS Trung Quốc, bất kể Tổng bí thư đảng là ai, thì Giang, Tăng vẫn là đại biểu thật sự của ĐCS Trung Quốc.

Với những tín hiệu được đưa ra, nếu Tập Cận Bình muốn quay trở lại thời kỳ Mao Trạch Đông, “cải tạo chủ nghĩa xã hội”, bảo vệ và duy trì ĐCS Trung Quốc thì tự nhiên chính là tạo căn cứ bảo vệ tử địch của mình, trong khi đó Giang Trạch Dân liệu có thể để yên cho Tập Cận Bình nhiếp chính “trọn đời”?

Vậy nên, bảo vệ cho ĐCS Trung Quốc chính là kết cục thê thảm của Tập Cận Bình, là chọn một con đường chết. Vương Hộ Ninh từ trước đến nay có thể dễ dàng dắt mũi Tập Cận Bình âu cũng là lợi dụng tâm lý muốn bảo vệ quyền lực và bảo vệ đảng của ông Tập. Việc bảo vệ quyền lực là điều dễ hiểu, trong khi đó sự tồn tại của ĐCS Trung Quốc hiện tại đã không còn hợp lòng dân, và đi ngược lại ý trời.

Tăng Khánh Hồng

Tăng Khánh Hồng tuy đã lui về hậu trường nhưng thế lực không nhỏ, thủ đoạn lại khôn lường. (Ảnh: Kknews)

Vậy nên, để bảo vệ quyền của mình, Tập Cận Bình chỉ có phương cách duy nhất là giải thể ĐCS Trung Quốc, bắt giữ phe cánh Tăng Khánh Hồng, buộc ông ta chịu nhận bản án cho những tội ác đã gây ra, trong đó bao gồm tội ác mổ cướp nội tạng sống những người vô tội. Cách thức phá giải kết cục bi thảm này tuy đơn giản nhưng lại cần dũng khí cực lớn.

Quốc gia không có ĐCS Trung Quốc, ắt sẽ có người khác đứng đầu, Trung Quốc vẫn là Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc, phong trào thoái xuất khỏi ĐCS Trung Quốc đã gần đạt cột mốc 350 triệu người, lòng dân vốn đã chán ghét một thể chế chính trị bạo lực, giả dối và gieo rắc chiến tranh.

Vào ngày quốc khánh Trung Quốc, trời giáng sương mù, “thánh địa cách mạng” của ĐCS Trung Quốc là Lư Sơn, Giang Tây xảy ra cháy rừng suốt 3 ngày 3 đêm, chẳng phải thiên tượng đang nhắc nhở? Khi xưa loạn thần Đổng Trác trước khi bị diệt đã có điềm xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời… Nay loạn thần Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng chẳng phải đã đến lúc phải đền món nợ máu?

(Xem bài: Hai bài đồng dao quyết định cục diện chính trị Trung Quốc)

Có thể thực hiện việc hợp lòng dân, thuận ý trời, mở ra triều đại mới phồn thịnh là ước nguyện của nhân dân trăm họ. Thời thế tạo anh hùng, thay triều đổi đại vốn không là chuyện gì mới lạ trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc.

Khải Hoàn

Theo Secretchina, tinhhoa.net

Bài liên quan:

>> Biểu tình Hồng Kông và cuộc chiến nội bộ thượng tầng Trung Quốc


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc