Home » Cổ truyền, Văn hóa » Vị Vua giúp Hy Lạp chinh phục 5 triệu km2 khắp 3 châu lục: P2- Đại Đế vĩ đại

Năm 16 tuổi, Alexandros theo vua cha đi chinh chiến, thực nghiệm cách bày binh bố trận và làm tướng, ông đã học hỏi được rất nhiều trong giai đoạn này.

>> Vị Vua giúp Hy Lạp chinh phục 5 triệu km2 khắp 3 châu lục: P1- Học trò nhà thông thái

Lên ngôi Vua thống nhất Hy Lạp

Năm 336 trước công nguyên, vua Philipos bị ám sát bị lễ cưới con gái của mình. Quân đội suy tôn Alexandros lên làm vua của Macedonia, năm ấy nhà Vua tròn 20 tuổi.

Sau khi lên ngôi, Alexandros nhanh chóng tìm ra kẻ đã ám sát cha mình để trừng trị, rồi tìm cách thống nhất Hy Lạp. Các thành bang  đặc biệt là Athena và Thebes không quy phục vị vua trẻ mới lên ngôi nên tìm cách chống lại. Tuy nhiên Alexandros cho quân đi thu phục được các thành bang này  và  thống nhất  Hy Lạp.

Ngay sau đó đại diện các thành bang Hy Lạp tôn Alexandros làm minh chủ tiến đánh Đế quốc Ba Tư nhằm báo thù sự xâm phạm của người Ba Tư vào Hy Lạp trước đây, Alexandros cũng cho rằng vua Ba Tư là người âm mưu giết cha mình. Để tấn công Ba Tư, Alexandros được thừa hưởng một đội quân hùng mạnh từ cha mình để lại.

Alexandros

Alexandros. (Ảnh từ genk.vn)

Thu phục hơn 5 triệu km2 khắp 3 châu lục

Mùa xuân năm 334 trước công nguyên, Alexandros cùng 42 nghìn binh đông chinh, vượt qua eo biển Hellespont đến châu Á.

Quân Ba Tư ở bên kia sông Granicus dàn trận rất vững với 2 vạn bộ binh và 2 vạn kỵ binh. Dù sông sâu nhưng Alexandros vẫn cùng 13 toán kỵ binh vượt sông dưới làn mưa tên, với sức chịu đựng ghê gớm họ sang được bên kia sông với người đầy bùn.

Alexander Đại Đế cùng quân đội của mình trong trận chiến sông Granicus. (Ảnh từ Wikipedia.org)

Alexander Đại Đế cùng quân đội của mình trong trận chiến sông Granicus. (Ảnh từ Wikipedia.org)

Vừa sang xong quân Hy Lạp lập tức phải giáp chiến với quân Ba Tư, sau trận giáp chiến đầu tiên, quân Hy Lạp sắp xếp theo đội hình phương trận (phalanx hình chữ nhật) rồi tấn công, quân Ba Tư không sao chống nổi sự dũng mãnh của quân Hy Lạp phải chạy thoát thân.

Trận đánh đầu tiên dù lực lượng hai bên không chênh lệch nhau nhiều, nhưng quân Ba Tư bị mất 2 vạn bộ binh và 2.500 kỵ binh; trong khi đó quân Hy Lạp chỉ mất 34 người.

Trận đánh bên sông Granicus nổi tiếng đến tận ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu trận đánh nổi tiếng này, đặc biệt là cách dàn quân theo đội hình phương trận (phalanx).

Minh họa từ ngaynay.vn

Minh họa từ ngaynay.vn

Sau chiến thắng khởi đầu, Alexandros cho quân tiến xuống bờ biển Ionia, và chiếm được tất cả các thành phố ven biển. rồi cho quân tiến vào trong lục địa

Vua Ba Tư là Darius dẫn 60 vạn quân tinh nhuệ để đánh quân Hy Lạp, nhưng Alexandros không đưa quân đến đánh khiến quân Ba Tư nghĩ Alexandros không đám đương đầu với đội quân khổng lồ, thực ra lúc này Alexandros đang bị một trận ốm nên không đem quân ra ứng chiến.

Lúc này những bầy tôi xu nịnh vua Darius rằng quân Hy Lạp đã quá khiếp sợ không dám giao tranh, Vì thế Darius dẫn quân đến Issus để cắt đường rút chạy của Alexandros.

Alexandros đưa 4 vạn quân đến Issus, tự mình chỉ huy cánh phải nghiền nát cánh trái của quân Ba Tư. Quân Ba Tư dù đông hơn nhiều lần vẫn thảm bại, 11 vạn quân tử trận. Vua Darius cùng đám tàn quân hoảng loạn phải tháo chạy, bỏ lại vợ là Stateira I cùng hai con gái và mẹ già.

Thừa thắng Alexandros đưa quân đến Địa Trung Hải liên tiếp thắng trận và làm chủ các vùng đất tại nơi này, rồi tiến đánh chiếm Ai Cập. Đến đây lịch sử ghi nhận Alexandros đánh đâu thắng đấy không thua một trận nào.

Năm 331 trước công nguyên,  quân Hy Lạp rời Ai Cập tiến đến Assyria (Iraq ngày nay) thì gặp phải đại quân Ba Tư do vua Darius chỉ huy.

Đây là trận  Trận Gaugamela nổi tiếng trong lịch sử, trong khi quân Hy Lạp có hơn 4 vạn thì quân Ba Tư có 10 vạn, quân Ba Tư lợi dụng số lượng kỵ binh vượt trội để đánh bọc sườn quân Hy Lạp từ hai phía, nhưng tập trung đông hơn ở cánh phải. Quân Hy Lạp bố trí quân theo đội hình phương trận (phalanx hình chữ nhật) tập trung quân ở cánh phải để chống lại quân Ba Tư.

Vị trí quân của hai bên vào đầu trận đánh. (Ảnh từ wikipedis.org)

Vị trí quân của hai bên vào đầu trận đánh. (Ảnh từ wikipedis.org)

Kết quả quân Ba Tư bị đẩy lùi. Alexandros cho quân tinh nhuệ xông lên đảnh thủng chiến tuyến quân Ba Tư, Alexandros phát lệnh cho quân đánh vào trung quân của Ba Tư.

Lúc này cánh trái của quân Hy Lạp bị quân Ba Tư đánh bại và tấn công các doanh trại, kỵ binh Ba Tư tận dụng những lỗ hổng giữ trận tuyến Hy Lạp để tấn công, nhưng phòng tuyến thứ 2 của quân Hy Lạp tiếp ứng kịp thời giao tranh ác liệt với quân Ba Tư.

Thế nhưng lúc này vua Darius bỏ chạy khiến quân Ba Tư bối rối, quân Hy Lạp cũng tập trung thêm quân tiến đánh, khiến số quân đang tấn công của Ba Tư phải rút lui.

Quân Hy Lạp truy kích khiến quân Ba Tư tổn thất nhiều, sau trận đánh phía Hy Lạp mất 700 quân trong khi Ba Tư bị mất 2 vạn quân.

Thừa thắng quân Hy Lạp tiến vào Babylon (nay ở phía nam thành phố Baghdad), trước uy danh của Alexandros, thành phố này đầu hàng ngay lập tức

Thua trận Trận Gaugamela, quân Ba Tư không còn đủ sức mạnh để chống đỡ, 4 tháng sau quân Hy đốt cháy cung điện hoàng gia ở Persepolis, kết thúc đế chế Ba Tư cổ đại.

Năm 326 trước công nguyên, Alexandros rảnh tay để tiến đánh Ấn Độ, người Ấn Độ đã chiến đấu ngoan cường để bảo vệ các thành phố của họ. Alexandros phải dùng đến kế nội phản mới giành được chiến thắng.

Sau chiến thắng tại Ấn Độ, Alexandros cho quân tiến vào vùng đất thuộc Pakistan ngày nay, quân Hy Lạp giao chiến với quân Hindu (Ấn Độ giáo hay Hindu giáo) liên tục giành được chiến thắng nhờ lòng dũng cảm, tinh thần kỷ cương cao và những chiến thuật tài tình của vua Alexandros. Trận đánh lớn nhất ở đây được ghi nhận trong lịch sử là trận chiến sông Hydaspes (nay gọi là sông Jhelum, một nhánh của sông Indus, nay là tỉnh Punjab của Pakistan).

Quân Hy Lạp bắt được vua Porus, theo ghi chép từ cuốn “The military life of Alexander the Great of Macedon” Alexandros hỏi vụ Vua này muốn được đối xử thế nào, vua Porus đáp rằng: “Này Alexandros, xin hãy đối xử với tôi như với một vị Quân Vương”.

Vua Alexandros chưa bao giờ nghĩ rằng một tù bình lại có thể trả lời như thế nên cho phép vua Porus giữ lại vương quốc của ông ta và trở thành đồng minh của mình.

Đại Đế vĩ đại

Đến đây các binh sĩ Hy Lạp cũng đã quá mệt mỏi sau nhiều năm chinh chiến,  Alexandros không muốn tiếp tục các cuộc chinh phạt nên trở về. Lúc này một người bạn thân của ông là Hephaeistion qua đời vì bệnh tật, Alexandros trở nên quẫn trí, mắc bệnh và qua đời khi trên đường trở về cung điện ở Babylon vào ngày 10 tháng 6 năm 323 trước công nguyên, lúc này ông mới chỉ 33 tuổi.

Trong 8 năm cầm quân của mình, Alexandros cùng quân của mình chinh phục khắp nơi, tạo ra đế chế trải dài trên ba châu lục, bao phủ hơn 5 triệu km2.

Bản đô rộng lớn của Hy Lạp dưới thời Alexandros Đại Đế. (Ảnh từ kenh14.vn)

Bản đô rộng lớn của Hy Lạp dưới thời Alexandros Đại Đế. (Ảnh từ kenh14.vn)

Nhà sử học quân sự người Mỹ Trevor Nevitt Dupuy trong cuốn sách “The military life of Alexander the Great of Macedon” của mình đã ví Alexandros Đại Đế với thống soái Hannibal xứ Carthage, nhà độc tài Julius Caesar thành La Mã, Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ, vua Gustav II Adolf nước Thụy Điển, vua Friedrich II nước Phổ và Hoàng đế Napoléon Bonaparte nước Pháp. Cũng theo Dupuy, Alexandros có thể là vĩ đại nhất trong số đó.

 Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc