Home » Cổ truyền, Văn hóa » Cuộc đấu trí kỳ lạ giữa văn minh phương Đông và Tây trên chiến trường

Ấn Độ được xem là một trong những chiếc nôi văn minh lớn nhất của nhân loại. Vào thời văn minh cổ đại, những người tu lyện vói trí huệ của họ được dân chúng tôn kính hơn cả vua chúa hay bất kỳ lớp người giàu có quý tộc nào.

Minh họa từ ngaynay.vn

Minh họa từ ngaynay.vn

Thứ tự các hạng người được tôn kính trong xã hội Ấn Độ thời xưa như sau:

1/ Bà La Môn ((Brahman): Đây là những người tu luyện có tinh thần cao thượng, nhận được sự ngưỡng mộ và tôn kính của dân chúng.

2/ Sát đế ly (Kshastriya): Đây là bậc vua chúa quý tộc cai trị đất nước.

3/ Vệ Xa (Vaisya): Đây là tầng lớp thương gia, chủ các đồn điền đất đai, quyết định kinh tế của đất nước (mua bán, trồng trọt, thu nộp thuế).

4/ Thu Đà La (Sudra): Là hầu hết tầng lớp dân chúng, thời đấy gọi là tiện dân.

5/ Ba Ri A (Pariah): Đây là tầng lớp người cùng khổ, chủ yếu phải làm thuê, hay phải hầu hạ cho các tầng lớp khác và không không nhà cửa. Đây là tầng lớp thấp nhất dưới đáy xã hội.

Một chiếc nôi khác của văn minh nhân loại là Hy Lạp, thời cổ đại đã xuất hiện những nhà hiền triết kiệt xuất là Socrates, Platon và Aristoteles.

Sau khi đánh bại Đế Quốc Ba Tư, chinh phục khắp châu Á và châu Âu, năm 326 trước công nguyên, Alexandros Đại Đế dẫn quân Hy Lạp tiến đánh Ấn Độ và bắt được nhiều tù binh, trong đó` có những người Bà La Môn, họ bị bắt vì đãđã thúc dục bộ tộc Sabba chống lại quân Hy Lạp.

Nhận thấy những người Ấn Độ rất kính trọng những người Bà La Môn, xem họ còn hơn cả Vua chúa. Alexandros là học trò của nhà hiền triết thông thái bậc nhất thời bấy giờ là Aristoteles, ông tò mò muốn thử xem những người Bà La Môn này là thế nào mà được dân chúng tôn kính đến vậy.

Alexandros nói với 10 người Bà La Môn là sẽ hỏi họ các câu hỏi, ai trả lời kém nhất sẽ bị xử tử, và cho một người Bà La Môn lớn tuổi nhất làm trọng tài, 9 người còn lại sẽ trả lời các câu hỏi.

Rồi Alexandros Đại Đế lần lượt hỏi 9 người Bà La Môn, có thể nói câu hỏi và câu rả lời giống như một sự gặp gỡ giữa hai nền văn minh Đông và Tây lúc bấy giờ, giữa học trò của Aristoteles và những người Bà La Môn giáo.

Alexandros hỏi người đầu tiên: “Người sống nhiều hơn hay người chết nhiều hơn?”. Người này trả lời:” Người sống, bởi vì người chết không còn đếm được nữa”

Đến người thứ hai Alexandros hỏi: ” biển hay đất liền có nhiều sinh vật hơn?”.câu trả lời là:” Đất liền, bởi vì biển chỉ là một phần của đất”.

Đến người thứ ba Alexandros hỏi: ” Con vật nào thông minh nhât?”. Người này trả lời:” Đó là con vật chúng ta chưa tìm ra”

Đến người thứ tư Alexandros hỏi: “Để thúc giục người Sabba nổi dậy cần lý lẽ nào?”. và ông ta trả lời” Một người hoặc phải sống hào hiệp hoặc phải chết cao thượng”

Đến người thứ năm Alexandros hỏi: ” Đêm có trước hay ngày có trước?”, câu trả lời là ” Ngày có trước đêm ít nhất một ngày”. Khi ấy thấy Alexandros có vẻ không hài lòng với câu trả lời, ông ta nói thêm:” Những câu hỏi lạ lùng thì sẽ có những câu trả lời lạ lùng”

Đến người thứ sáu Alexandros hỏi: Người ta phải làm gì để được yêu quý?”. Câu trả lời là: “Hãy mạnh mẽ đừng khiếp sợ bản thâm”.

Đến người thứ bảy Alexandros hỏi: ” Con người phải làm gì để trở thành vị thần”; câu trả lời là:” Hãy làm những gì con người không thể làm được”

Đến người thứ tám Alexandros hỏi: ” Cuộc sống hay cái chết mạnh hơn?”, cầu trả lời là: “Cuộc sống mạnh hơn cái chết vì phải chịu nhiều nỗi bất hạnh hơn”

Đến người thứ chín Alexandros hỏi: “Con người nên sống bao nhiêu lâu”. Ông ta trả lời:” Cho đến khi chết là tốt nhất”

Rồi Alexandros  hỏi người Bà La Môn lớn tuổi nhất làm trọng tài rằng ai là người trả lời kém nhất, người Bà La Môn này đáp rằng  bất kì ai cũng trả lời tồi hơn một người khác. Alexandros nói:“Vậy thì ngươi phải chết đầu tiên vì đưa ra lời phán quyết đó.”. Ông ta đáp lại: ” Không thể như vậy, thưa đức vua tối cao, nếu ngài còn muốn là một người giữ lời. Ngài đã nói rằng chỉ giết ai có câu trả lời tệ nhất kia mà.”

Cuối cùng Alexandros Đại Đế trả tự do cho 10 người Bà La Môn và không quên tặng quà cho họ,

Ánh Sáng

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc