Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Không phục tài: Trạng nguyên bị chất vấn bắt bí và kết cục bất ngờ

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam từ năm 1075 đến năm 1919, nếu Trạng nguyên đầu tiên Lê Văn Thịnh (1075) có công lớn đòi lại được vùng đất 6 Châu và 3 Động, thì Trạng nguyên cuối cùng Trịnh Huệ (1736) là một nhân tài đáng kinh ngạc, khiến lắm kẻ ban đầu dị nghị nhưng sau cùng cũng chỉ có thể tâm phục khẩu phục.

Dòng dõi nhà Chúa

Sau năm 1736 dù các kỳ thi khoa bảng vẫn còn nhưng ngôi Trạng nguyên không còn có ai nữa.

Theo ghi chép từ sách “Kim Giám Thực Lục (1802)” và “Kim Giám Tục Biên (1869)” thì Trịnh Huệ là cháu 5 đời của chúa Trịnh Tùng, thuộc dòng của Thuần Nghĩa Công Trịnh Dương, tuy thế gia cảnh của ông rất nghèo, đến đời bố ông thì phải nơi sinh sống từ  xã Sóc Sơn (huyện Vĩnh Phúc, tỉnh Thanh Hóa) đến bãi Cồn Thần (nay là phần đất tại hai trường THCS Nguyễn Du và trường THPT Quảng Xương I).

Nhưng cuộc sống vẫn khó khăn tứ bề khiến bố ông phải chuyển đến làng Ngọc Am, xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) để sinh sống. Tại đây bố ông đã gặp và nên duyên với một thôn nữ vừa đẹp người vừ đẹp nết, hai người kết hôn và sinh được một nhân tài hiếm có đó chính là Trịnh Huệ.

Thần đồng hiếm có từ nhỏ

Theo “Trịnh Vương ngọc phả” thì Trịnh Huệ thuở nhỏ rất thông minh và chịu khó học hành, liếc mắt qua một lượt thuộc ngay mười hàng chữ, chục năm sau có thể đọc lại vanh vách.

Năm 1723 Trịnh Huệ thi Hương và đỗ ngay Hương cống (tức đỗ đầu), được chúa Trịnh Giang mời vào cung Tân Nhân giao cho chức phó Tri Hình Phiên.

Tại khoa thi năm bính thìn (1736) ông đỗ đầu kỳ thi Hội, vào đến thi Đình ông cũng lại đỗ đầu tức Trạng nguyên.

Tại Văn Miếu ở Hà Nội ngày nay, vẫn còn bia tiến sĩ khoa thi năm bính thìn (1736), bia có đề rằng: “Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh: Trịnh Huệ, làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, trú quán xã Bất Quần, huyện Quảng Xương… Ra lệnh khắc tên vào đá để truyền mãi mai sau”.

Sau khi đỗ Trạng nguyên, Trịnh Huệ được phong Đông các đại học sĩ, rồi lên tới chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình (tước Quận Công) tức ngang với chức Tể Tướng trong triều.

Năm 1740 Phủ Chúa có biến, chúa Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, Trịnh Huệ bị nghi ngờ theo phe của Hoàng Công Phụ nên bị bắt giam để điều tra. Tuy nhiên nhận thấy ông vô tội nên được tha và phong làm Tế Tửu Quốc tử giám.

Trạng nguyên mở lòng: “ai có câu hỏi gì khó… xin trả lời hết”

Nhìn lại, con đường hoạn lộ của Trịnh Huệ tiến nhanh, nhưng vì ông là con cháu nhà Chúa nên nhiều người dị nghị tỏ ra không phục, thậm chí nhiều người cho rằng việc đỗ Trạng nguyên của ông cũng là do là người của nhà Chúa.

Trong dân gian lưu truyền câu chuyện như một giai thoại, kể rằng nghe được những lời dị nghị này Trịnh Huệ bèn nói: “Tôi đã nhất Tam khôi mà nói là do Vương phủ thiên vị thì còn gọi gì là văn chương nữa! Nay để khỏi nghi ngờ, trong triều ngoài nội ai có câu hỏi gì khó ở bất cứ sách vở nào về kinh sử, tả truyện, ý nho, lý số thì đem đến tôi xin trả lời hết!”.

Lập tức nhiều người không phục đến chất vất thử tài nhằm đưa ông vào thế bí để bêu rếu khắp nơi. Biết ông đương nhiên phải biết việc trong nước, nên nhiều người hỏi sách vở Trung Hoa, Trịnh Huệ đều rất tỏ tường khiến không ai tìm ra điểm yếu.

Họ lại hỏi các vấn đề trong nước nhưng cũng không sao bắt bí được, các vấn đề ông đều trả lời thông suốt.

Thế nhưng không ai muốn thua cuộc và thừa nhận tài năng của ông một cách dễ dàng, để ông lâm vào thế bí, một người đã hỏi rằng “Chiếc đũa là vật thiêng không có chân, lúc thì gãy, lúc thì mất. Vậy nó chạy đi đâu, ở trong kinh điển nào?”.

Thế nhưng ông vẫn mỉm cười, dáng đứng khoan thai đọc hai câu thơ của vua Lê Thánh Tông:

“Trời còn giành để An Nam mượn

Vạch chước binh Ngô mãi mới vừa”

“Đó chẳng phải là câu thơ của Lê Thánh Tông bản Triều Vịnh núi Chiếc Đũa, nơi khởi phát đế nghiệp mở ra công cuộc bình Ngô của nước ta hay sao? Núi Chiếc Đũa không có chân mà chạy về góc đó”.

Quả là ở Thanh Hóa, nơi của biển Thần Phù, nay thuộc địa phận làng Văn Đức, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn có ngọn núi đứng một mình tên chữ là “Chính Trợ Sơn” gọi nôm là núi Chiếc Đũa, đã có tên trong sách vở. Tuy72 xưa nhiều vị Vua Chúa qua đây đều có vịnh thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi đây.

Lúc này mọi người cũng chẳng còn gì để hỏi ông nữa cả, chỉ còn có thể tâm phục khẩu phục tài học của ông.

Sau này khi nghỉ hưu ông về nhà ở thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần ở chân núi Voi. Tương truyền khi xưa khi bà Triệu thua trận, những con voi chạy tán loạn, trong đó voi đầu đàn đã chạy đến vùng này thì hóa đá tạo thành dãy núi. Người dân nơi đây thấy con vật linh thiêng liền gọi dãy núi này là núi Voi.

Khi Trạng nguyên Trịnh Huệ về đây dạy học, ông bỏ tiền thuê người xây dựng nhà để người dân tới học chữ. Đặc biệt ông dạy học không phân biệt giàu nghèo, trai gái hay tuổi tác, ai có tâm muốn học là ông dạy, và ông cũng dạy hoàn tiền miễn phí, không thu tiền của người dân.

Vì thế người dân trong vùng cũng có người thân mật gọi ông là Trạng Voi.

Ngôi nhà năm xưa Trạng nguyên Trịnh Huệ dùng để dạy học đến nay không còn nữa, vị trí ngôi nhà được thay thế bằng ngôi chùa Voi khang trang. Bên cạnh ngôi chùa vẫn còn đó hai chiếc cột đá, đấy là vật dụng ma2khi xưa Trịnh Huệ dùng để treo kẻng, mỗi khi đến giờ ông liền gõ kẻng để học trò vào lớp.

Chùa Voi, nơi đây xưa kia là nhà của Trạng nguyên Trịnh Huệ dùng để dạy học miễn phí cho người dân. (Ảnh từ báo Thanh Hóa)

Chùa Voi, nơi đây xưa kia là nhà của Trạng nguyên Trịnh Huệ dùng để dạy học miễn phí cho người dân. (Ảnh từ báo Thanh Hóa)

Trong số các học trò của ông có nhiều người đỗ cao và làm quan. Khi ông mất các học trò của ông đã cho xây nhà thờ để thờ phụng người thầy đáng kính của mình.

Tấm biển đá “Trạng Nguyên từ”. (Ảnh từ báo Thanh Hóa)

Tấm biển đá “Trạng Nguyên từ”. (Ảnh từ báo Thanh Hóa)

Lê Qúy Đôn khi còn làm đốc học ở Thanh Hóa đã đến thăm đền thờ Trịnh Huệ, ông đã quện góp tiền để tu sửa lại rồi khắc biển treo trước đền là “Trạng nguyên từ” để người đời ngàn năm ghi nhớ.

Phong cảnh nơi đây hữu tình, vua Tự Đức đã làm thơ tạc trên núi. (Ảnh từ kienthuc.net.vn)

Phong cảnh nơi đây hữu tình, vua Tự Đức đã làm thơ tạc trên núi. (Ảnh từ kienthuc.net.vn)

Đến thời vua Tự Đức, một lần nhà Vua đi qua dãy núi hình con voi đồ sộ, dưới chân núi là dòng sông thơ mộng, nhà vua cảm hứng mà làm một bài thơ, không chỉ ca ngợi cảnh đẹp mà còn núi lên đức độ của Trạng nguyên Trịnh Huệ.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc