Home » Cổ truyền, Văn hóa » Không chỉ giỏi ngoại giao, các Sứ thần ngày xưa còn mang cả kiến thức kinh nghiệm học được về nước

Trong lịch sử những người được cử đi Sứ đều là những người tài giỏi trong nước, họ không chỉ hoàn thành sứ mệnh của mình mà còn tranh thủ học hỏi thêm nghề cũng như kỹ thuật của nước ngoài để truyền lại cho dân chúng.

Ảnh minh họa từ baobinhphuoc.com.vn

Ảnh minh họa từ baobinhphuoc.com.vn

Người Việt có câu “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, các Sứ thần khi đi sứ cũng không quên tìm hiểu học hỏi những những tinh hoa của nước khác về phổ biến lại trong nước.

Trần Lư người làng Bình Vọng (nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây), năm 1502 ông thi đỗ tiến sĩ, năm 1505 ông được cử làm phó Sứ trong trong đoàn sứ bộ sang Trung Quốc.

Trong hai lần đi sứ, khi đi qua các vùng của Trung Quốc, ông đã chú ý học hỏi được nghề vẽ sơn trang trí, về nước ông truyền lại cho dân chúng, giúp nghề thủ công này phát triển trong nước.

Phùng Khắc Khoan nổi tiếng với “lượt Bùng” sinh năm 1528 ở làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạnh Thất, tỉnh Hà Tây. Khi được cử đi Sứ sang Trung Quốc, ông đã tìm hiểu cuộc sống nông nghiệp người dân và đem được các hạt giống đậu đen, đậu nành, hạt ngô về nước. Hướng dẫn người dân gieo trồng, làm ngũ cốc thêm phong phú.

Ông cũng xem xét học hỏi tỉ mỉ từ người dân địa phương cách kéo tơ từ kén tằm sao cho nhỏ, kĩ thuật làm cho sợi tơ thêm bóng, mềm và mượt. Ông cũng để ý đến kết cấu của các khung cửi sao cho dệt được nhiều loại lụa, cách dệt lụa sao cho mịn và bóng, ghi chép lại kỹ thuật rất cẩn thận. Khi về nước ông đã phổ biến kỹ thuật đó cho dân làng Bùng quê ông, dệt ra thứ lượt bằng tơ đẹp nổi tiếng được gọi là “lượt Bùng”, rồi nghề này được lan truyền đến các làng khác.

Ông tổ nghề thêu: Trần Quốc Khái người xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, đỗ Tiến sĩ năm 1637 được cử đi sứ nhà Minh, ông đã tìm học được nghề thêu và nghề làm lọng từ các làng thủ công. Về nước ông truyền lại cho dân chúng, hình thành nghề thêu nổi tiếng. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ và tôn ông là tổ nghề thêu.

Nghề thêu. (Ảnh từ internet

Nghề thêu. (Ảnh từ internet

Hiệu ảnh đầu tiên: Đặng Huy Thứ người xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đỗ Tiến sĩ năm 1847. Ông được vua Tự Đức cử đi Sứ đến Quảng Châu, Hồng Kông và Ma Cao.

Đặng Huy Trứ

Chân dung Đặng Huy Trứ – Ông tổ của nhiếp ảnh Việt. (Ảnh qua Trí Thức Trẻ)

Ra nước ngoài ông học hỏi được nhiều điều, khi về nước ông đề xuất cải cách kinh tế, mở cửa thương mại.

Năm 1869 ông đã mua phụ tùng và máy ảnh để mở hiệu ảnh “Cảm hiếu đường” – đây cũng chính là hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội. Ông mở hiệu ảnh này không phải để kinh doanh mà là để giới thiệu khoa học kỹ thuật mới, giúp con người lưu lại được bức ảnh cha mẹ để thờ phụng khi qua đời, vì thế mà ông đặt tên cho hiệu ảnh của mình là “Cảm hiếu đường”.

Phạm Phú Thứ nổi tiếng với xe đạp nước cho nông nghiệp: Ông là người làng Đông Bàn huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn , tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thôn Nam Hà 1, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Chân dung Phạm Phú Thứ. (Ảnh từ internet)

Chân dung Phạm Phú Thứ. (Ảnh từ internet)

Vào thời vua Tự Đức, trong thời gian đi sứ, nhớ cảnh người dân Quảng Nam quê mình quanh năm đói kém, ông đã học hỏi người Ai Cập cách lấy nước tưới ruộng bằng xe trâu.

Sau đó về quê ông hướng dẫn người làng Đông Bàn chế tác xe đạp nước, xe trâu giúp những đồng ruộng luôn đầy ắp nước, người dân không phải vất vả như trước, năng suất lúa tăng cao.

Xe đạp nước của Phạm Phú Thứ. (Ảnh qua donghuongdientrung.com)

Xe đạp nước của Phạm Phú Thứ. (Ảnh qua donghuongdientrung.com)

Xe đạp nước và xe trâu của ông được người dân khắp quảng Nam truyền nhau học hỏi, sau đó lan truyền ra nhiề địa phương khác, giúp ngành thủy lợi phát triển vượt bậc so với trước đây, năng suất lúc nhờ đó mà tăng cao.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc