Home » Cổ truyền, Văn hóa » Vua Lê Đại Hành: (Phần 2) bài “Nam Quốc sơn hà” giúp thắng trận

Đầu năm 981 quân Tống chia làm hai ngả thủy bộ cùng tiến sang Đại Cồ Việt: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn, Lưu Trừng chỉ huy thủy quân tiến theo đường sông Bạch Đằng

>> Vua Lê Đại Hành: (Phần 1) Ngai vàng trở thành thử thách lớn

Bản đồ đường tiến quân của quân Tống. Ảnh từ wikipedia.org

Bản đồ đường tiến quân của quân Tống. Ảnh từ wikipedia.org

Sau đó kế hoạch quân Tống sẽ hợp các cánh quân tại phía bắc thành Đại La để đánh chiếm thành này và cả vùng Bắc bộ, sau đó tiến đến đánh kinh đô Hoa Lư, với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh.

Cánh quân thủy do Lư Trừng chỉ huy tiến theo sông Bạch Đằng vấp phải sự kháng cự của quân Việt, lại thêm bị cọc nhọn cắm trên sông cản trở nên chỉ có thể tiến rất chậm chạp.

Cuộc chiến diễn ra suốt 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4/981) cánh quân thủy của Lưu Trừng mới phá nổi vòng vây tiến ra phía bắc, hội với các cánh quân bộ tại nơi đây.

Cuộc chiến sông Lục Đầu: Lúc gian nguy bỗng văng vẳng lời thơ “Nam Quốc Sơn hà”

Quân bộ do Hầu NHân Bảo chỉ huy tiến đến Lạng Sơn, rồi nghe ngóng cánh thủy quân của Lưu Trừng nhưng không có tin gì.

Tháng 2/981 Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy quân thủy bộ tiến theo sông Kinh Thầy đến sông Lục Đầu.

Nhận được tin báo quân Tống di chuyển đến sống Lục Đầu, vua Lê Đại Hành đích thân chỉ huy ba quân trấn giữ con sông này, tuyến phòng thủ được xây dựng từ sông Đại La đến sông Lục Đầu nhằm ngăn quân Tống vào thành Đại La.

Tại sông Lục Đầu, quân Việt xây dựng được căn cứ Phù Lan với nhiều bãi cọc để ngăn thuyền quân Tống.

Quân Tống đến sông Lục Đầu, các thuyền chở quân Tống đổ bộ lên bờ lập trại rồi tiến đánh quân Việt. Hai bên giao trận rất ác liệt, quân Tống cố chọc thủng phòng tuyến quân Việt nhằm tiến đến thành Đại La nhưng đều thất bại.

Giữa lúc cuộc chiến ác liệt nhất, thì bổng văng vẳng xuất hiện tiếng thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư

Như hà Bắc Lỗ lai xâm lược

Bạch nhận phiên thành phá trúc dư

Dịch là:

Sông núi nước nam, vua nam ở
Sách Trời định phận rõ non sông
Cớ sao giặc bắc sang xâm phạm?
Bây hãy chờ gươm chém bại vong

Lời thờ văng vẳng rõ ràng khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ quân sĩ,  giúp quân Đại Cồ Việt được tiếp thêm sức mạnh đánh quân Tống đại bại phải tháo chạy.

(Xem bài: Không phải của Lý Thường Kiệt, bài thơ “Nam quốc sơn hà” có từ bao giờ?)

Không sao chiếm được Lục Đầu, quân Tống bị thiệt hại nặng nề về người và thuyền nên phải rút về các vùng xung quanh sông Bạch Đằng. Sông Lục Đầu vì thế còn gọi là sông Đồ Lỗ (“đồ” nghĩ là giết, “lỗ” là chỉ quân Tống).

Sau trận Đồ Lỗ, tinh thần quân Tống sa sút, tướng Tôn Toàn Hưng cho quân về Hoa Bộ để chờ cánh thủy quân của Lưu Trừng cùng viện binh, bất chấp sự thúc dục của Hầu Nhân Bảo.

Trận Bình Lỗ: Chủ tướng Hầu Nhân Bảo tử trận

Tháng 4/981 thủy binh của Lưu Trừng đã đến sát cánh với quân của Hầu Nhân Bảo, quân Tống cũng lại có thêm viện binh của Trần Khâm Tộ, nên mạnh lên nhiều.

Quân của Trần Khâm Tộ mới đến rất mạnh, đã chọc thủng phòng tuyến của quân Đại Cồ Việt, đến thẳng Tây Kết (bên sông Hồng, thuộc địa phận huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên ngày nay).

Lúc này quân Tống muốn chiếm thành Đại La phải qua Bình Lỗ (gần sông Cà Lồ). Trong cuốn “Thiền Uyển Tập Anh” có ghi chép rằng vua Lê Đại Hành đã cử thiền sư Khuông Việt đến Bình Lỗ để chuẩn bị một trận địa mai phục đánh Tống.

Trần Hưng Đạo lúc sắp mất cũng nhắc đến tầm quan trọng của thành Bình Lỗ:Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống…“.

Về trận Bình Lỗ sách Thiền uyển tập anh mô tả rằng: “Quân giặc kinh hãi, rút về giữ sông Hữu Ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, giặc bèn tan vỡ”

Cuốn Đại Việt Sử lược mô tả rằng: “Vua tự làm tướng đem quân ra chống cự. Vua cho cắm cọc cứng dưới sông.Quân Tống rút về giữ mặt Ninh Giang. Vua sai người sang trá hàng để dụ Hầu Nhân Bảo. Quân Tống thua trận, Hầu Nhân Bảo bị bắt và bị chém. Bọn Trần Khâm Tộ nghe tin thất trận phải rút lui “

Tống sử có ghi chép rằng: Lê Hoàn giả vờ xin hàng, mà Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng cứ tưởng là thật…”.

Về việc vua Lê Đại Hành trá hàng rồi bắt và chém được Hầu NHân Bào, nhà nghiên cứu Trần Bá Chí dẫn các nguồn từ sử Trung Quốc và Việt Nam cho rằng: Lê Đại Hành đã gửi thư trá hàng rồi lập đài tuyên thệ. Hầu Nhân Bảo tưởng thật liền cho thuyền đến, thì bất ngờ bị thủy quân Đại Cồ Việt đổ ra chia cắt khỏi quân bảo vệ, rồi quân tinh nhuệ của Đại Cồ Việt xông vào giết chết.

Các cánh thủy quân của Đại Cồ Việt được chuẩn bị sẵn xông ra tấn công và tiêu diệt một bộ phận lớn quân Tống.

Nghe tin Hầu Nhân Bạo bị giết, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, cánh quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết cũng lo sợ rút lui. Vua Lê Đại Hành nhận đuộc tin báo liền cho quân truy kích tiêu diệt quá nửa.

Các tướng lĩnh nhà Tống thua trận chạy về nước đều bị trị tội, sách của Trung Quốc “tục tư trị thông giám trường biên” của Lý Đảo của có ghi chép rằng Lưu Trừng và Giả Thực đều bị giết bêu đầu ở chợ Ung Châu, Tôn Toàn Hưng bị giam rồi bị khép vào tội chết, các tướng khác đều bị giáng chức.

(Còn nữa)

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc