Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Ông tổ của người Việt được tiết lộ qua bài “chi chi chành chành”

Bài đồng dao “chi chi chành chành” được hầu hết người Việt biết đến ngay từ khi còn nhỏ, nhưng hầu như ít người biết đến hàm nghĩa của tổ tiên truyền lại cho thế hệ con cháu sau này thông qua bài đồng dao này.

Trẻ em đều biết bài đồng dao “chi chi chành chành” qua trò chơi. Ảnh internet

Trẻ em đều biết bài đồng dao “chi chi chành chành” qua trò chơi. Ảnh internet

Hàm nghĩa bài đồng dao này đã được đề cập đến trong bài Xích Quỷ: Tên nước đầu tiên của người Việt lớn gấp 10 lần ngày nay mang ý nghĩa gì?”. Trong khuôn khổ bài viêt này chỉ bàn về hai câu đầu trong bài đồng da , bởi lẽ câu này chỉ về cụ tổ giúp người Việt bước vào thời kỳ văn minh mới.

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa”

 “Chi chi” là chi nọ nối tiếp chi kia trong một họ tộc; “chành chành” nghĩa là không có chi kế tiếp thì phải ‘chành’ sang họ trực hệ hoặc đồng tông. Câu này ý chỉ con cháu người Việt đời đời tiếp nhau sau này.

“Cái đanh thổi lửa” là nói về ông Toại Nhân giúp con người tạo ra lửa.

Như vậy 2 câu đầu bài đồng dao nhắc nhở con cháu người Việt đời đời tiếp nhau sau này đều phải nhớ đến cụ tổ của mình là Toại Nhân là người phát minh ra lửa, tạo ra nền văn mới khởi thủy, giúp con người nấu chín thức ăn, không phải ăn thịt sống như loài cầm thú.

Nhưng nói về thủy tổ của người Việt thì ai cũng biết đến Lạc Long Quân, xa hơn là Kinh Dương Vương, còn xa hơn nữa là Thần Nông, nhưng hầu như rất ít người biết đến ông Toại Nhân.

Vậy ông Toại Nhân là ai? Sống vào thời nào?

Toại Nhân (燧人) nghĩa là người sáng tạo ra lửa, còn được gọi là “Toại Nhân thị”, lịch sử không ghi rõ ông sinh vào thời gian nào. Thần Nông được xem là hậu duệ của Toại Nhân sống cách đây 5.000 năm, thưở ấy còn người hầu hết đều biết sử dụng lửa,  như vậy ông Toại Nhân còn sinh trước xa thời của Thần Nông.

Trong cuốn sách cổ “Ngũ Đỗ” cùa Hàn Phi Tử có ghi chép rằng: Thời thượng cổ, dân ăn trái cây, rau cỏ, con trai, con hến, tanh tao hôi hám, làm tổn thương dạ dày, dân bị nhiều tật bệnh. Sau có Thánh Nhân làm ra cái dùi dùi gỗ để lấy lửa, khiến thức ăn hết tanh tao, dân vui mừng, tôn làm vương thiên hạ, gọi là “Toại nhân thị”.

Sách “cổ khảo sử” có ghị lại rằng: “Thời cổ ăn lông uống huyết, Toại Nhân dùi gỗ lấy lửa, bắt đầu gói thịt mà nướng, gọi đó là ‘bào’ ”.

Theo ghi chép từ sách cổ có thể thấy rằng, việc phát minh ra lửa đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống sinh hoạt của người xưa, tạo ra nền văn minh mới, khiến con người nấu chín thức ăn, vượt xa loại cầm thú trước đó.

Con người xa xưa chỉ ăn sống, rồi họ phát hiện mỗi khi có xảy ra hỏa hoạn cháy rừng do sấm chớp gây ra, xác các con thủ bị tiêu chết ăn ngon hơn, dễ tiêu hóa, nhẹ bụng, ăn vào thấy khỏe hơn rất nhiều.

Từ đó con người biết hơn về giá trị của lửa, mỗi đợt hỏa hoạn, họ lại giữ lại than để dùng cho lần sau, nhưng không thể dùng lâu, dần dần con người nghĩ đến đá lửa, nhưng không phải ở đâu cũng có, và cũng phải bị động tìm kiếm chứ không thể chủ động tạo ra lửa.

Ảnh minh họa từ internet

Ảnh minh họa từ internet

Ông Toại Nhân phát minh ra cách lấy lửa, giúp con người chủ động có lửa chứ không bị động tìm kiếm như trước.

Việc nấu chín thức ăn mở ra một trang mới trong lịch sử của người Việt, không chỉ giúp nấu chín thức ăn, dễ dàng tiêu hóa, giảm bệnh tật, giúp con người phát triển về thể chất và trí tuệ, mà còn là nền tảng vững chắc tạo ra nghề gốm và luyện kim sau này. Đến ngày nay dù con người đang xem là đã rất phát triển nhưng vẫn không thể không sử dụng lửa được phát minh bởi cụ tổ Toại Nhân từ thời xa xưa.

Hiện nay người Trung Hoa cho rằng ông Toại Nhân là người của dân tộc mình, hậu duệ của ông Toại Nhân là Thần Nông thì người Trung Hoa và người Việt đều cho rằng là người dân tộc mình. Vì Thần Nông là hậu duệ của ông Toại Nhân, nên Thần Nông là người dân tộc nào sẽ làm rõ hơn về ông Toại Nhân.

Thần Nông

Thần Nông: Thủy tổ của người Việt. (Ảnh từ newvietart.com

Là người Hoa Hạ hay người Việt?

Trong phần lời tựa cho cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư, Ngô Sỹ Liên đã ghi chép rằng: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”

Cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng ghi chép rõ tổ tiên của người Việt như sau: “Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.”

Nơi Thần Nông sinh sống thuộc phía nam núi Ngũ Lĩnh và Động Đình Hồ, tức tỉnh Hồ Nam ngày nay, tên gọi “Hồ Nam” mang ý nghĩa phía nam hồ Động Đình. Đây cũng chính là nơi lịch sử ghi nhận sau này Đế Minh đi tuần thú phương nam, gặp và lấy cháu bà Vụ Tiên rồi sinh ra Lộc Tục tức Kinh Dương Vương. Lịch sử cũng ghi nhận vào thời đấy thì đây là nơi sinh sống của người Việt.

Tỉnh Hồ Nam trong bản đồ ở phía nam núi Ngũ Lĩnh và Động Đình Hồ, đây là nơi người Việt sinh sống vào xa xưa. (Ảnh từ wikimedia.org)

Tỉnh Hồ Nam trong bản đồ ở phía nam núi Ngũ Lĩnh và Động Đình Hồ, đây là nơi người Việt sinh sống vào xa xưa. (Ảnh từ wikimedia.org)

bản đồ Bách Việt

Bản đồ phân bố các thị tộc người Việt xưa kia. Ảnh phamngochien.com

Thần Nông còn gọi là Viêm Đế (炎帝), trong đó chữ Viêm (炎) do 2  chữ hỏa (火) tạo thành. Gọi là Viêm Đế bởi ông là vua xứ nóng tức phương nam.

Sau này đến thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng ra chỉ dụ lễ tế Thần Nông vào ngày Lập Xuân. Việc này được chuẩn bị từ lúc sau ngày đông chí, để tưởng nhớ về Thủy Tổ người Việt.

Nếu Thần Nông là người Việt thì ông Toại Nhân là người Việt là hợp lý. Việc ông Toại Nhân Là cụ tổ của người Việt đã được ghi khắc vào tâm trí người Việt qua bài từ dao đã có từ ngàn xưa

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa”

Ánh Sáng

Bài liên quan:

>> Xích Quỷ: Tên nước đầu tiên của người Việt lớn gấp 10 lần ngày nay mang ý nghĩa gì?

>> Lãnh thổ nước Việt xưa kia lớn gấp 10 lần ngày nay

>> Địa danh trong ca dao “núi Thái Sơn”, “Trong Nguồn” nằm ở đâu

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc