Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Không công mà nhận bổng lộc khiến phúc phận suy giảm

Thân làm thầy dạy học trò, nếu như không dạy dỗ học trò cho tốt mà lại nhận bổng lộc, chính là làm lỡ tuổi thanh xuân và tiền đồ của học trò, tội nghiệp to lớn phi thường.

Ảnh pixabay

Ảnh pixabay

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” có ghi chép, tại huyện Ngân có một vị thư sinh có tài văn chương, nhưng thi cử lại không đỗ đạt.

Có một lần anh ta bị bệnh, trong mơ đi tới một căn phòng rộng lớn, quan sát hình dạng của nó, biết là đã tới âm phủ. Anh ta gặp một tiểu lại, nguyên lai là người bạn cũ trước đây, bởi vậy liền hỏi tiểu lại: “Tôi đang bị bệnh, liệu có sống nổi hay không?”.

Tiểu lại nói: “Thọ mệnh của anh chưa hết, nhưng phúc vận đã hết, chỉ sợ không lâu nữa cũng sẽ xuống âm phủ”.

Thư sinh nói cả đời anh chỉ ăn cháo cầm hơi, viết sách dạy học, nuôi gia đình, cũng không làm chuyện gì xấu, vì cớ gì phúc vận đã hết rồi?

Tiểu lại than thở nói tiếp: “Chính bởi vì anh nhận thù lao của người ta, lại không dạy người ta được tốt. Trong âm phủ nhìn nhận đó không có công lao, mà chính là thuộc về lãng phí. Như vậy liền giảm bớt phúc vận có được của anh, bù vào chỗ lãng phí kia.

Cho nên thọ mệnh của anh chưa hết, nhưng phúc vận đã hết rồi. Thầy giáo vốn là tam ân chi nhất, danh phận là tôn quý nhất, anh lại chỉ lấy học phí của người ta, làm lỡ mất tiền đồ con cháu của người ta, bởi vậy phải chịu trừng phạt nặng nhất.

Có quan lộc (lộc làm quan) liền cắt bỏ quan lộc, không có quan lộc liền cắt bỏ thực lộc (lộc ăn uống). Mỗi một điểm, đều tính toán không chút sai lệch.

Người thế gian chỉ nhìn thấy tài năng của nho sinh, bị rơi vào cảnh bần cùng, lại sớm mất đi, không động tâm suy nghĩ liền cho rằng thiên đạo bất minh, nhưng không biết là bọn họ là tự mình bỏ lỡ cả đời mình, phần lớn là phạm phải điều này”.

Thư sinh buồn bã tỉnh lại, bệnh tình quả nhiên không đỡ hơn, sau đó trở nên nguy kịch, anh ta đem sự việc này kể lại để cảnh báo người thân, mọi người mới biết được sự việc này.

Bảo An dịch từ Zhengjian

Theo tinhhoa.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc