Home » Thời nay, Văn hóa » Văn hóa học đường của Mỹ và Nhật khác nhau thư thế nào?

Yumi Nakata sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản, sau này cô đã có dịp chuyển đến California để bắt đầu học tại một trường cao đẳng. Ở đó, cô đã có cơ hội được thấy rõ sự khác biệt giữa người Mỹ và người Nhật trong cách giáo dục của họ.

Nền giáo dục của Mỹ và Nhật Bản khác biệt nhau như thế nào?

Phương Tây và phương Đông vốn có nhiều điểm khác biệt trong hầu hết các phương diện. Nhưng nền giáo dục của Mỹ và Nhật khác nhau thế nào?

1. Giơ tay để đặt câu hỏi!

Yumi đã khá ngạc nhiên khi biết sinh viên có quyền giơ tay và gián đoạn giáo viên để đặt câu hỏi. Nhưng các giáo viên bản xứ rất thích điều này bởi vì họ thấy rằng học sinh của họ thật sự thích thú và chú tâm tới môn học. Nhưng điều này sẽ hoàn toàn trái ngược khi học ở Nhật Bản. Các giáo viên người Nhật muốn các học sinh của họ phải thật trật tự khi họ đang giảng bài hoặc ghi bài trên bảng. Cũng như ở Việt Nam, sinh viên chép lại những gì giáo viên ghi trên bảng vào vở và hồi hộp chờ tên mình bị gọi để trả lời câu hỏi.

Yumi từng học tại một trường khá cạnh tranh ở Nhật Bản vì thế nên các giáo viên thường ngẫu nhiên đặt câu hỏi để xem học sinh của mình có đang tập trung vào bài học hay không. Nếu ai có bất kì thắc mắc nào thì cũng phải vui lòng đợi đến hết tiết học mới có thể hỏi, nhưng phải đảm bảo rằng câu hỏi này thật sự cần thiết và quan trọng thì mới được.

2. Thảo luận và thuyết trình

Giáo dục của Hoa Kỳ luôn chú trọng việc thảo luận nhóm và thuyết trình. Và như thói quen cũ, cô sinh viên người Nhật này lại ngồi im ắng trong lớp và thật khó để mở miệng phát biểu hoặc cùng các bạn thảo luận nhóm. Nhưng dù muốn dù không thì cô cũng phải phải cố gắng nói bởi vì điểm số cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc sinh viên có năng động trao đổi bài học trong lớp hay không và cả khả năng thuyết trình một mình nữa. Đôi khi phần thuyết trình sẽ chiếm gần 25% tổng điểm.

3. Bạn phải thật sự HỌC trên lớp

Những học sinh ở Nhật thường phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực trong lúc học trung học để có thể vượt qua được bài thi tuyển sinh vào các trường Đại học uy tín Quốc gia hoặc các trường tư. Và một khi họ đã đậu vào ngôi trường mơ ước thì mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn bởi vì họ an tâm rằng mình kiểu gì cũng tốt nghiệp được. Bên Mỹ thì không như thế, chuyện này sẽ ngược lại hoàn toàn: đầu vào thì dễ nhưng đầu ra (tốt nghiệp) lại khó.

Những người bạn Nhật bản mà Yumi gặp bên Nhật vẫn chưa thể tốt nghiệp bởi vì họ đã không hiểu được cần phải đánh đổi những gì để tốt nghiệp một trường Đại học ở Mỹ.  Ở Nhật sinh viên thường trốn tiết học để đi chơi và nhờ bạn cùng lớp ký tên điểm danh giùm nhưng ở Mỹ thì điều này không dễ dàng tí nào vì các giảng viên ở đây sẽ không tha thứ cho sự gian lận này.

Các đại học Nhật Bản vẫn còn duy trì lối dạy học mang tính lý thuyết ràng buộc và không khiến cho học sinh năng động và chủ động trong việc học. Vì vậy cũng dễ hiểu tại sao các sinh viên Nhật thường thích vui chơi hơn là học. Học Đại học ở Nhật giống như họ lúc nào cũng có những cuộc gặp mặt bạn mới thật sôi nổi, họ kiếm được việc làm thêm, và đi chơi nhóm nữa, trong khi đó sinh viên Mỹ có thể đang đau đầu chuẩn bị cho bài thuyết trình tiếp theo.

Nhưng không phải các sinh viên ở Mỹ không mở ‘party’, thật ra là họ có đấy! Nhìn chung, một trong những điểm khác biệt to nhất mà Yumi trải nghiệm được giữa hai môi trường đó là nền giáo dục của Mỹ hướng học sinh của họ theo cách học chủ động. Vì vậy, nói theo một cách nào đó thì các trường đại học ở Mỹ thường khắt khe hơn ở Nhật nhiều.

Và lời khuyên cho những ai mong muốn được học Đại học tại Mỹ đó là “Các bạn sẽ học… nhiều lắm đấy!”

Phương Anh

Theo daikynguyenvn

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc