Home » Sức khỏe » Virus Ebola là gì?
Một đợt bùng phát virus Ebola khởi phát từ vùng nông thôn của Guinea, Tây Phi, hiện đã lan đến thủ đô Conakry của quốc gia này. Đợt dịch theo báo cáo đã làm liên lụy đến 1.700 người, trong đó làm 932 người tử vong. Có những báo cáo về các trường hợp tại Liberia và Sierra Leone, hai nước có chung biên giới với Guinea.
Hôm thứ hai ngày 4 tháng 8, chính quyền Nigeria đã xác nhận trường hợp nhiễm Ebola thứ hai tại đất nước đông dân nhất Châu Phi, đây là một bước lùi đáng báo động vì các chính quyền trong khu vực đang chiến đấu nhằm ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh đã làm 700 người thiệt mạng.(Ảnh: nigerreporters.com)

Hôm thứ hai ngày 4 tháng 8, chính quyền Nigeria đã xác nhận trường hợp nhiễm Ebola thứ hai tại đất nước đông dân nhất Châu Phi, đây là một bước lùi đáng báo động vì các chính quyền trong khu vực đang chiến đấu nhằm ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh đã làm 700 người thiệt mạng.(Ảnh: nigerreporters.com)

Căn bệnh gây nên bởi virus này rất đột ngột và đáng sợ. Khởi đầu là triệu chứng như bệnh cúm – sốt, đau họng, rất mệt mỏi và đau cơ. Trong một vài ngày phát triển thành buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Trong khi biểu hiện ra những triệu chứng bên ngoài như trên, thì virus lại tấn công nội tạng bên trong, đặc biệt là gan và thận. Khi các nội tạng bị tổn thương, bệnh nhân bắt đầu xuất huyết, cuối cùng chết vì mất máu và nước. Tới nay đã có 2.200 trường hợp được báo cáo, khoảng 1.500 người nhiễm đã tử vong.

Dòng Họ Virus

Bản thân virus Ebola được phát hiện lần đầu vào năm 1976, nhưng đây chỉ là một thành viên trong họ virus gây nên hội chứng tương tự nhau gọi là sốt xuất huyết virus.

Trong khi virus Ebola chủ yếu được phát hiện tại Trung Phi (đợt dịch hiện nay nằm ở phía Tây đợt dịch trước), những con virus gây nên hội chứng sốt xuất huyết virus khác lại phân bố rộng rãi hơn – sốt Lassa (Tây Phi), hantaviru (Đông Á), Junin (Argentina), Crimean – Congo (chủ yếu ở Trung Á và Đông u). Virus Dengue, thường được phát hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới (đặc biệt là Châu Á), có thể nhưng hiếm gặp, gây ra hội chứng tương tự.

Có năm chủng Ebola và chúng phân biệt nhau ở cơ chế lây bệnh và làm tử vong. Những vụ dịch bệnh đáng chú ý nhất có liên quan đến chủng Sudan và Zaire; con thứ hai có liên quan đến vụ dịch bệnh hiện nay.

Vụ dịch bệnh lớn nhất có liên quan đến 425 người tại Uganda năm 2000, và vụ dịch tại Congo có tỷ lệ tử vong lên đến 90%, khiến đây là vụ nhiễm virus nguy hiểm nhất từng được mô tả. Tuy nhiên, đối với đa số thì Ebola được coi là bệnh hiếm, thậm chí khi so sánh với những bệnh sốt xuất huyết virus khác. Và căn bệnh này gần như không đáng kể khi so sánh với một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác trong khu vực.

Ebola được cho là bắt nguồn từ dơi ăn quả và các trường hợp đầu tiên tại người có nguyên nhân từ tiếp xúc với động vật bị lây nhiễm, bao gồm tinh tinh, gozila và khỉ. Nhưng vụ dịch hiện nay xảy ra do lây từ người sang người.

Căn bệnh lây lan như thế nào?

Một tin tốt, sự lây lan của virus nếu có xảy ra thì có thể kiểm soát được, và không dễ dàng lây nhiễm như bạn nghĩ khi xem các bộ phim về dịch do virus.

Không giống như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng), vốn lây lan nhanh chóng do tiếp xuc với các giọt chất lỏng nhỏ và tác nhân gây bệnh từ môi trường, và khó kiểm soát thậm chí dù ở các nước phát triển như Canada và Singapore. Bệnh Ebola cần có yêu cầu là tiếp xúc với chất dịch của người bị nhiễm. Điều này đồng nghĩa với Ebola chỉ thường lây lan khi có tiếp xúc gần đối với người bị nhiễm – chủ yếu là thành viên trong gia đình, nhân viên y tế và những người liên quan đến mai táng bệnh nhân.

Tổ chức Y tế Thế giới chỉ khuyến cáo “biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn” để ngăn ngừa mọi người tiếp xúc gần với chất tiết người bị nhiễm. Biện pháp này bao gồm cả đeo găng tay, mặc áo phòng hộ, đeo mặt nạ và đồ bảo vệ mắt, đảm bảo khử trùng tay và thiết lập hệ thống để quản lý công tác đánh giá, chăm sóc bệnh nhân và dọn dẹp, xử lý chất thải.

Tất cả nghe có vẻ khá đơn giản – sau cùng, biện pháp trên là tất cả những gì được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân tại các bệnh viện Australia. Nhưng những thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại vùng dịch mới là điều đáng chú ý.

Người bị sốt xuất huyết virus chảy máu và nôn, và những chất dịch này có khả năng lây nhiễm. Công tác huấn luyện cho những nhân viên y tế, đặc biệt nhân viên ở các vùng chưa từng biết đến căn bệnh Ebola trước đó, dường như khó có thể giúp họ chấp nhận và chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm, hay giúp họ tuân thủ được những yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt giúp ngăn chặn lây lan.

Kiềm chế dịch bệnh bùng phát

Và đây vẫn còn là bài toán hóc búa hơn cả; Dịch Ebola có xu hướng bùng phát ở những nơi có cơ sơ hạ tầng y tế bị thiếu thốn trầm trọng.

Một lần tôi nghe được rằng chưa có bệnh nhân nào từng được chụp Xquang ngực. Không phải vì không cần thiết (trong một vài ca sốt xuất huyết, dò rỉ dịch vào phổi là một phát hiện quan trọng) nhưng dịch lại xảy ra ở những nơi không có khả năng chụp Xquang ngực, một trong những kiểm tra y tế cơ bản nhất.

Sự thiếu thốn trên làm ảnh hưởng đến mọi nỗ lực nhằm kiểm sát dịch bệnh. Guinea- nơi đang xảy ra dịch bệnh, cũng được báo cáo là đang vật lộn với bệnh sởi, tả và viêm màng não.

Nhưng không hẳn là thiếu thốn mọi thứ. Các tổ chức cứu trợ, tổ chức Bác sĩ Không Biên Giới, đang hỗ trợ các đội ngũ và cơ sở vật chất qua đường hàng không để giúp kiểm soát vụ dịch Ebola. Những tổ chức này đã có kinh nghiệm tại khu vực này thông qua việc tham gia vào các tình trạng khẩn cấp trước đó.

Tổ chức nhấn mạnh rằng, dịch bệnh này đặt ra những khó khăn đặc biệt, chẳng hạn như diễn ra ở nhiều nơi trong khu vực, đồng thời cũng cách xa nhau, do đó gây trở ngại cho những nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh. Và vì thời kỳ ủ bệnh của virus có thể kéo dài đến ba tuần, chúng ta sẽ không biết những biện pháp kiểm soát đang được áp dụng trong thời gian ngắn sẽ đem lại kết quả ra sao.

Hãy cùng hy vọng rằng các nỗ lực của quốc tế và địa phương hiện nay để giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh Ebola sẽ chặn đứng con số người bị nhiễm bệnh đang gia tăng.

Allen Cheng

Theo The Conversation, vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc