Home » Cổ truyền, Văn hóa » Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc (Phần 1)
Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, thật ra chủ yếu là giáo dục của Nho gia. Khổng tử chu du các nơi để dạy học, có tất cả 3000 môn đồ, là người tiên phong và sáng lập ra nền giáo dục Nho gia, và ổn định được cơ sở về Nho học. Đổng-Trung-Dư nói: “Trong tất cả trăm nhà, thì Nho thuật là độc tôn” điều này đã thừa nhận địa vị tôn sùng chánh thống của Nho học; Từ sau triều đại Tuỳ, Đường, đã mở khoa thi để chọn nhân tài, việc này đã xúc tiến sự phát triển rất lớn cho nền giáo dục Nho gia, từ đó về sau đạt được cực thịnh, ngàn năm cũng không suy yếu.

Mục đích của giáo dục Nho gia là phải học tập và thấm nhuần về tư tưởng của Nho học. Tư tưởng Nho gia của xã hội nhân loại là là một thể hệ tư tưởng rất lớn và hoàn thiện, bao gồm hết mọi mặt về lãnh vực tinh nthần của xã hội nhân loại, gồm những lý lẽ về “tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ”, cũng bao gồm những triết lý sâu sắc về hàm dưỡng đạo đức, rèn luyện về tiết tháo và tâm tình, kính trọng trời đất, tri thiên đạt mạng, an thân lập mạng vân vân, thể hiện đầy đủ về nhân sinh quan, vũ trụ quan và giá trị quan của người xưa.

Cụ thể mà nói thì tư tưởng của Nho gia bao gồm những mặt về “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, xuống thêm một ít thì lại có những nội dung về “trung, hiếu, dũng, công, liêm, minh, chánh, trực, kiệm, cần”, càng xuống phía dưới thì càng phức tạp, lập nên tiêu chuẩn làm người của xã hội nhân loại, cũng như tiêu chuẩn về giá thị và đạo đức.

Thật ra, trung tâm tư tưởng của Nho gia là “nhân, lễ”, đây là giá trị quan trọng nhất. Có nhân thì có nghĩa, không có lễ thì không có tín, không có tín thì không thể đứng vững, như thế thì mọi việc đều hỏng cả. Như thế thì “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cũng vậy, “trung, hiếu, công, liêm, minh” cũng vậy, đều là bắt nguồn từ chân trong pháp lý của vũ trụ là “chân, thiện, nhẫn”, đều là pháp lý căn bản của vũ trụ là “chân, thiện, nhẫn”, là sự thể hiện của thế gian pháp ở trong tầng thứ này của xã hội nhân loại.

Truyền thống văn hóa cổ đại tuy là “thích, đạo, nho” tam giáo đỉnh lập, hổ trợ cho nhau, nhưng 2 nhà Thích và Đạo đều giảng về xuất thế, mà Nho gia lại giảng về nhập thế, nên nó gần gũi với xã hội thế tục hơn, vì thế mà sự ảnh hưởng của nó lại càng lớn hơn.

Giáo dục của Nho gia thời cổ đại có rất nhiều thành tựu, không ngừng vì quốc gia mà đào tạo nhân tài, vì xã hội mà bồi dưỡng ra rất nhiều tinh anh, có sự cống hiến rất lớn cho sự ổn định và phồn vinh của xã hội, và sự phát triển của sự nghiệp kinh tế và văn hóa. Nếu không có nền giáo dục Nho gia của thời cổ đại Trung quốc, thì không có sự phong lưu văn sái của thời Đại-Đường, không có sự ung dung hoa quí của thời Nhị-Tống, không có sự tráng lệ muôn vẻ của thời Minh và Thanh, càng không có sự sáng lạng huy hoàng của văn hóa truyền thống Trung quốc.

Tác dụng trực tiếp nhất của giáo dục cổ đại Trung quốc, là bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Thời kỳ Hán và Tần tuy rằng chưa có khoa cử, nhưng cần phải được đề cử, phải cần có huyết thống và môn hộ, mà những con em của những hào môn đại tộc này, đều trải qua sự giáo dục hoàn hão, không có học vấn thì sẽ không được đề cử.

Sau thời Tùy, Đường thì mở khoa thi để chọn nhân tài, “học mà giỏi thì có thể làm quan”, tạo nên cơ hội cho những con em của giới bình dân, rất nhiều con em của giới bình dân có phẩm hạnh và học vấn giỏi có cơ hội để trở thành quan lại. Giáo dục cổ đại của Trung quốc đã cung cấp cho quốc gia không ít những nhân tài rường cột, các triều đại đều có những danh thần xuất hiện, lưu danh sử xanh.

Chính vì giáo dục cổ đại luôn luôn không ngừng mà đào tạo nhân tài cho quốc gia, mới có thể duy trì sự vận hành bình thường của chính vụ quốc gia, và sự phát triển ổn định của xã hội. Thứ đến cũng bồi dưỡng được số lượng lớn lực lượng trung kiên cho xã hội, tuy rằng chi có số ít kẻ may mắn được đậu khoa cử, được lên cửa rồng, nhưng những người học hành cũng không phải là người vô dụng, họ đều có những địa vị cao hơn ở trong xã hội, người có học thức thông thường đều được sự kinh trọng của xã hội.

Họ có thể là nhân sĩ của một khu vực, mở trường dạy học, làm phụ tá cho quan lại, thầy thuốc, nghệ thuật gia, đều phát huy được cái tác dụng quan trọng về mọi mặt của sinh hoạt xã hội, là lực lượng trung kiên của sự ổn định xã hội. Tác dụng gián tiếp của nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, là giáo hóa cho dân chúng, người có học có nhiều ảnh hưởng hơn trong xã hội, tư tưởng, hành vi và tiêu chuẩn của họ, ngấm ngầm sẽ ảnh hưởng đến xã hội, tạo ra cái quan niệm giá trị chính yếu của xã hội, đã phát huy được sự ảnh hưởng không thể đo lường được, đối với việc duy trì đạo đức nhân loại, duy trì sự vận hành bình thường của xã hội.

Giáo dục cổ đại của Trung quốc rất có đặc sắc. Sách giáo khoa của nó ngàn năm không thay đổi, đó là những kinh điển của Nho gia, lời nói của thánh nhân, “Tứ thư Ngũ kinh, Kinh sử tử tập”. Cho dù triều đại có thay đổi như thế nào, sự học đều là mang nội dung như thế này. Không giống như xã hội ngày nay, sách giáo khoa là có thể tùy ý mà sửa đổi.

Xã hội có thể thay đổi, triều đại có thể thay thế, nhưng lý lẽ là không thể thay đổi, như vậy mới đảm bảo sự thừa kế và phát triển nguyên vẹn của nền tư tưởng của Nho gia. Nho sinh của thời cổ đại Trung quốc, dù ở triều đại nào, đều phải tiếp thu nền giáo dục Nho gia chính thống, những điều phải học tập đều là đạo lý của thánh hiền.

Những điều này đều là phần tinh túy nhất của truyền thống văn hóa Trung quốc, có những nội hàm cực kỳ phong phú, học sinh từ nhỏ đã phải tiếp thu sự giáo dục như vậy, dĩ nhiên là có lợi rất nhiều. con nít vào thời kỳ đó, vừa mới đi học thì đã học những lời của thánh nhân, “Đại học”, “Trung dung”, “Luận ngữ”, “Thi kinh”, người người đều thuộc lòng.

Nhưng những thứ phổ cập này trong nền giáo dục cổ đại, thì rất nhiều sinh viên đại học hiện nay, kể cả một số nghiên cứu sinh, lại xem mà không hiểu, không biết trong đó nói chuyện gì, như đọc những quyển sách của trời. Nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, đòi hỏi phải “đọc sách để biết lý lẽ”, “hiểu sách để mà thống triệt về lý lẽ” không những phải học về tri thức, mà điều chủ yếu nhất là phải hiểu rõ về những lý lẽ về cách làm người và làm việc, những lý lẽ này sẽ chỉ đạo cho mình suốt đời, thông qua sự lãnh ngộ và thực hành của mình, sẽ trở thành học thức thật sự để mình có thể lập công và lập nghiệp. So sánh 2 nền giáo dục cổ đại và ngày nay của Trung quốc, thật ra là một trời một vực.

Theo  epochtimes.com, vietdaikynguyen.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc